Khi tìm hiểu về in hộp cao cấp, in lịch tết,… thì khái niệm giấy màng Metalize được nhắc đến rất nhiều. Đây là một trong những loại giấy được sử dụng nhiều nhất khi hướng đến các dòng sản phẩm cao cấp, sang trọng. Vậy giấy màng metalize là gì? Tại sao giấy màng metalize lại có thể đem đến hiệu ứng cao cấp cho sản phẩm? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Giấy màng Metalize là gì?
Giấy màng Metalize cũng giống như những loại giấy thông thường, tuy nhiên có điểm khác biệt là được phủ một lớp kim loại mỏng như nhôm ở bên ngoài để bảo vệ giấy. Ngoài ra, để tạo các hiệu ứng bóng cho giấy thì còn được phủ thêm một lớp bóng. Bên trong giấy metalize có thể là bất kì loại giấy thông dụng nào như giấy couche, giấy ốp, giấy bìa… Quan trọng nhất là lớp kim loại phủ bên ngoài sẽ quyết định độ bóng, màu sắc của giấy.
Để sản xuất ra giấy màng metalize sẽ có 2 cách chính:
- Cán màng nhôm: Ở phương pháp sản xuất này, tấm màng nhôm có kích thước 9-12 micro sẽ được ép lên 1 mặt giấy. Bằng cách này giấy sẽ được phủ lên lớp nhôm mỏng. Tuy nhiên, phương pháp này khá mất công sức đồng thời không tận dụng được tối đa nguyên liệu
- Cán màng chân không: Với phương pháp này, nhôm sẽ được đun chảy ở trong môi trường chân không, với nhiệt độ đạt đến 1500 độ C. Ở nhiệt độ cao thì nhôm sẽ bốc hơi và bám vào bề mặt giấy đã được sắp xếp ở trên. Điều này sẽ giúp tiết kiệm nguyên liệu hơn rất nhiều do định lượng nhôm bám vào giấy ít hơn 0.1g/m2
Ưu điểm của giấy màng Metalize
Ngày nay giấy metalize được ứng dụng trong in ấn ngày càng phổ biến hơn. Bởi vì giấy có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể:
- Có độ bền cao: Giấy màng metalize là giấy mà “không phải giấy”. Bởi vì đã được phủ qua một lớp kim loại mỏng nên loại giấy này bền hơn giấy thông thường rất nhiều. Khả năng chống nước, chống ẩm mốc của sản phẩm được tăng lên đáng kể
- Có hiệu ứng lấp lánh nổi bật: Bởi vì giấy phủ kim loại nên tạo được hiệu ứng lấp lánh khi chiếu dưới ánh đèn, tạo ấn tượng đặc biệt cho người nhận.
- Đảm bảo vệ sinh, bảo quản sản phẩm bên trong tốt hơn: Để tạo ra giấy metalize thì cần trải qua các công đoạn gia công khác nhau để đảm bảo không có nấm mốc vi khuẩn gây hư hại sản phẩm đựng bên trong
- Đem đến cảm giác cao cấp, sang trọng: giấy màng metalize
- Giúp chống ẩm, chống thấm nước, không thấm khí
- Cho màu sắc sinh động, lấp lánh
- Có khả năng giữ màu tốt theo thời gian
- Giúp bảo vệ bao bì khỏi những tác nhân từ bên ngoài như lực ép, ánh sáng, nhiệt độ
- Màng nhôm được thiết kế qua quy trình sấy đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sử dụng giấy ghép màng Metalize cho bao bì sản phẩm sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm nhờ hiệu ứng phản quang kim loại.
Phân loại màng Metalize
Để khách hàng dễ dàng lựa chọn, màng Metalize bao gồm những loại như sau:
- MCPP: CPP Metalized – màng CPP được mạ Ion kim loại trắng mờ (Aluminum).
- MOPP: OPP Metalized – màng OPP được mạ Ion kim loại hơi sáng (Si).
- MBON: Nylon Metalized – màng PA được mạ Ion kim loại trắng hơi sáng (Si).
- MPET: Polyester Metalized – màng PET được mạ Ion kim loại trắng sáng bóng (Si).
Sản phẩm in ấn bằng giấy màng Metalize
Tìm hiểu về ghép màng Metalize
Ghép màng Metalize là một công đoạn quan trọng để giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền bỉ cho bao bì sản phẩm. Loại giấy được sử dụng để ghép màng Metalize chính là giấy Metalize ghép màng qua quá trình Metalize hóa trong chân không.
Giấy sau khi qua quá trình ghép màng Metalize đem đến những ưu điểm nổi bật hơn so với các loại giấy thông thường như:
- Tăng khả năng chống ẩm, chống thấm nước, không thấm khí.
- Đem đến hiệu quả in màu sắc đẹp, lấp lánh và bắt mắt.
- Tăng độ bền màu theo thời gian.
- Giúp bảo vệ bao bì khỏi tác động bên ngoài như lực ép, ánh sáng và nhiệt độ.
- Màng nhôm được thiết kế qua quy trình đạt chuẩn chất lượng và đặc biệt đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Việc sử dụng giấy ghép màng Metalize làm bao bì, hộp giấy sẽ làm tăng giá sản phẩm, thương hiệu nhờ hiệu ứng phản quang kim loại.
Quy trình thực hiện ghép màng Metalize
Quy trình thực hiện ghép màng Metalize gồm có 2 phương pháp sản xuất đó là phương pháp gián tiếp với 4 bước thực hiện và phương pháp trực tiếp với 2 bước thực hiện. Các bước thực hiện quá trình ghép màng Metalize như sau:
Phương pháp sản xuất gián tiếp
- Bước 1: Thực hiện phủ một lớp kim loại lên cuộn nhựa bằng quy trình metalize hóa trong chân không. Sau khi thực hiện ta sẽ được một cuộn màng metalize.
- Bước 2: Tiếp theo, đem cuộn màng metalize vừa thực hiện ở bước 1 ghép với giấy bằng keo.
- Bước 3: Đội keo khô và ổn định.
- Bước 4: Cuối cùng thực hiện tách lớp nhựa khỏi cuộn giấy. Sau khi thực hiện ta sẽ được lớp kim loại trên bề mặt giấy.
Phương pháp sản xuất trực tiếp
- Bước 1: Trước khi thực hiện quá trình metalize hóa, cuộn giấy được phủ varnish.
- Bước 2: Tiếp đó, cuộn giấy sẽ được metalize hóa trong môi trường chân không.
Trên đây là bài viết cung cấp kiến thức về giấy metalize, hy vọng bài viết trên sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích về in ấn. Nếu quý khách hàng có thắc mắc gì về chất liệu, công nghệ in ấn hay có nhu cầu thiết kế, in ấn các ấn phẩm văn phòng, bao bì sản phẩm,… hãy liên hệ đến IN ẤN PHẨM – Công ty thiết kế và in ấn số 1 Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn của IN ẤN PHẨM. Đảm bảo sẽ đem đến cho khách hàng những giải pháp in ấn hiệu quả, tối ưu thời gian và chi phí in ấn cho khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đến IN ẤN PHẨM qua:
Quý khách có nhu cầu in hóa đơn bán lẻ chất lượng cao, giá rẻ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP IN ẤN & QUẢNG CÁO VIACOM
VP Thiết kế Cầu Giấy: Số nhà A11D6, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Đống Đa: Số nhà 27 Ngõ 1194/61 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Long Biên – Gia Lâm: 147 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội
Hà Đông – Hoài Đức: Khu đô thị Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0988 60 2266 / 0919 206 199
Email: hello@viacom.com.vn
Website: www.inanpham.com
Ý kiến bạn đọc (0)