In ấn name card

Lợi ích của việc thiết kế card visit

Trong hoạt động kinh doanh và trao đổi với đối tác, Card visit đóng vai trò như lý lịch trích ngang của một người, góp phần quảng bá và thể hiện cá tính của người sở hữu.

Thiết kế name card đẹp mang lại giá trị cực lớn, khách hàng có thể chưa đến thăm công ty hay cửa hàng của bạn nhưng một mẫu name card chuyên nghiêp, đẹp, sẽ làm khách hàng/ đối tác của bạn tin tưởng và hài lòng ngay lúc ban đầu.

Dù bạn là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều phải có card! Đừng tiếc tiền bỏ ra khi thiết kế, một mẫu danh thiếp bừa bộn, không chuyên sẽ khiến khách hàng hoài nghi!

Hướng dẫn chi tiết thiết kế Card Visit

Lưu ý trước khi thiết kế Card Visit

Trước khi bắt đầu thiết kế bạn cần chú ý 3 điều sau

Logo của bạn.

Màu sắc thương hiệu của bạn.

Thấu hiểu bản thân.

Logo và màu sắc là 2 yếu tố hình ảnh quan trọng nhất cho mọi thương hiệu, nó chắc chắn cũng đóng một vai trò cần thiết trong việc thiết kế card visit đẹp, đồng thời giúp bạn xây dựng hệ thống bố cục, layout và đặc tính một cách dễ dàng hơn.

Một điều bạn cần phải làm nữa để đảm bảo quá trình thiết kế card visit của mình không gặp nhiều trở lại. Đó là bạn cần phải hiểu mình muốn truyền tải điều gì. Thương hiệu của bạn là gì, cá nhân hay đại diện cho doanh nghiệp? Bạn muốn card visit của mình thể hiện điều gì?

Sau khi bạn đã có logo, màu sắc phù hợp với thương hiệu, một vài ý tưởng thiết kế đã hình thành trong đầu, bạn đã sẵn sàng thiết kế. Chỉ cần làm theo 8 bước dưới đây, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng với sản phẩm của mình.

1. Chọn lựa kích thước Card visit

Các kích thước card visit thường gặp như thế nào? Quyết định tiếp theo bạn cần phải đưa ra là về kích thước name card của bản thiết kế. Nó sẽ phụ thuộc vào những tiêu chuẩn của từng quốc gia, ví dụ như:

  • Kích thước card visit tiêu chuẩn của Bắc Mỹ: 3.5 × 2 in. (88.9 × 50.8 mm)
  • Kích thước card visit tiêu chuẩn của Châu Âu: 3.346 × 2.165 in. (85 × 55 mm)
  • Kích thước card visit tiêu chuẩn của Châu Úc: 3.54 × 2.165 in. (90 × 55 mm)

Cho dù là kích thước name card như thế nào, bạn luôn luôn phải cân nhắc các yếu tố dưới đây khi thiết kế

Bleed area: Vùng vượt ra ngoài mép của thiết kế.

Trim line: Đường cắt mép của card visit.

Safety line: Vùng an toàn. Đừng để những element như text hay logo rơi ra khỏi vùng này.

2. Chọn hình dạng card visit

Nếu như bạn đã quyết định lựa chọn hình dạng chữ nhật truyền thống cho thiết kế card visit của mình, bạn không cần phải đọc phần này nữa, có thể chuyển ngay sang bước thứ 2. Nếu bạn muốn thử tạo ra chút gì đó sáng tạo và khác biệt, cùng tìm hiểu xem các hình dạng đó là gì.

Kỹ thuật in ấn ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều, đi kèm với đó là chi phí vô cùng hợp lý, các designer giờ đây có nhiều cơ hội để khám phá các hình dạng thay thế cho card visit truyền thống hơn.

Các hình dạng đặc biệt sẽ giúp mẫu card visit của bạn trông lạ hơn, vui hơn, giúp bạn tạo thêm những ấn tượng ban đầu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, các hình dạng đó không nên quá cồng kềnh, phức tạp đến nỗi không thể dễ dàng cho vào ví của người nhận.

3. Thêm logo và các yếu tố đồ họa khác

Bước tiếp theo, bạn cần sắp xếp các hình ảnh lên thiết kế card visit của mình, và thứ không thể thiếu đó chính là logo của bạn. Bạn nên nhớ rằng một card visit thông thường sẽ có hai mặt, một mặt dành cho việc đặt riêng logo, một mặt để các thông tin các nhân của mình. Tuy nhiên, nếu bạn tìm được vị trí đặt logo ở cả 2 mặt, nó cũng sẽ là một điều rất tuyệt vời.

Hãy thử các góc đặt logo khác nhau trên thiết kế card visit của mình, một vị trí lạ lùng đôi khi lại mang tới sự hiệu quả không ngờ tới.

Mặc dù phong cách tối giản là một lựa chọn phổ biến khi thiết kế card visit, nhưng nếu các khoảng trống này không phù hợp với đặc tính của thương hiệu, bạn có thể thêm các yếu tồ đồ họa lên. Chắc chắn rồi, màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần để ý.

Đôi khi không nhất thiết nó phải là màu sắc chủ đạo của thương hiệu, nhưng chắc chắn bạn cần phải đảm bảo rằng khi đặt card visit đó chung với hệ thống nhận diện thương hiệu, trông nó vẫn có sự hài hòa.

4. Lựa chọn font chữ

Sau khi biết mình cần đưa thông tin gì lên card visit, giờ bạn cần phải nắm được những thông tin đó sẽ hiển thị như thế nào. Lựa chọn font chữ cũng là một công việc khá quan trọng, khi bạn chỉ có một số khoảng trống nhất định để thể hiện mà thôi.

Cỡ chữ. Để đảm bảo khả năng đọc, cỡ chữ tối thiểu mà bạn sử dụng chỉ là 8 pts. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm nổi bật phần thông tin quan trọng nhất như tên của bạn, tên công ty, bạn hoàn toàn có thể thay đổi các cỡ chữ khác nhau.

Hãy đảm bảo về khoảng trống trong thiết kế, bởi cỡ chữ đã nhỏ, mà bạn muốn nhồi nhét quá nhiều thông tin, sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu.

Font chữ. Hãy đảm bảo rằng bạn chọn font chữ đại diện cho những đặc tính thương hiệu của bạn. Dưới đây là một số ví dụ để bạn tham khảo.

5. Thông tin đặt thiết kế card visit

Có rất nhiều cách trình bày khác nhau trên card visit, nhưng có một vài nguyên tắc chính được chấp nhận, chúng ta nên tham khảo với nhà thiết kế để tạo ra hiệu quả với danh thiếp của mình cần có:

Thông tin tối thiểu cần có trên card visit

+ Tên của cá nhân hoặc tên doanh nghiệp

+ Chức vụ của người có tên trong card visit

+ Logo, hình ảnh của công ty, doanh nghiệp

+ Tiêu đề của cá nhân hoặc một số đoạn văn bản mô tả doanh nghiệp

+ Địa chỉ liên lạc, email, fax, trang web, địa chỉ gửi thư, địa chỉ đường

+ Liệt kê ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)

Trình bày nội dung trên card visit

+ Logo, slogan của công ty: Logo chính là đối tượng phải được làm nổi bật nhất trên card visit

+ Tên công ty: Chữ không chân, có thể in đậm để nổi bật hơn

+ Tên người: Chữ không chân, trang trọng, lớn hơn hoặc bằng “Tên công ty”, in đậm

+ Chức vụ: Font chữ nhỏ hơn “Tên người”

+ Tên công ty: Nằm vị trí nổi bật, dễ nhìn. Nên đặt trên cùng, bên phải hoặc ở giữa Các thông tin cần có: tên người, chức vụ, Số điện thoại (giao dịch/ cá nhân), số fax, email, website.

6. Cân nhắc các lựa chọn in ấn

Việc tiếp theo bạn cần để ý tới để có được một mẫu Card visit đẹp, đó chính là đơn vị in, và các dịch vụ in ấn họ cung cấp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các chất liệu giấy in khác nhau, Bạn cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo trực tiếp về giá cả với đơn vị in nữa nhé.

Một số loại giấy in hay gặp: giấy couche, giấy ford, giấy Bristol, giấy Crystol, và nhiều loại giấy mỹ thuật khác.

7. Lựa chọn người thiết kế

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những designer chuyên nghiệp giúp bạn thiết kế card visit của mình một cách ưng ý nhất. Designer.com.vn hiện tại cũng đang cung cấp gói dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu toàn diện, trong đó bao gồm cả card visit.

8. Hoàn thành thiết kế card visit

Sau khi đã hoàn thành thiết kế card visit của mình, bạn cũng nên dành thời gian ngồi đánh giá lại mọi thứ để đảm bảo rằng chúng sẽ hoạt động một cách hiệu quả, hoặc có bất cứ lỗi gì trong thông tin hoặc màu sắc hay không.

Đầu tiên, đánh giá về mặt hình ảnh: Mắt bạn di chuyển thế nào trên card visit. Điều gì làm bạn chú ý đầu tiên và cuối cùng?

Một visual flow tốt sẽ bắt đầu từ logo, sau đó tới tên rồi các thông tin khác,… Đừng quên nhắc designer của mình gửi bạn file gốc định dạng vector. Để sau này lỡ có thay đổi về kích cỡ hoặc các chi tiết nhỏ, sẽ không phải làm lại từ đầu.

Thiết kế card visit không chỉ đơn giản là nơi để thông tin liên lạc của bạn – nó đồng thời còn là đại diện cho hình ảnh của bạn và thương hiệu nữa. Đừng để card visit của mình chỉ là thứ người ta xem một lần duy nhất rồi vứt đi.

Phong cách thiết kế card visit đẹp mắt

Đặt các yếu tố thương hiệu của bạn

Hãy đảm bảo rằng người tiêu dùng tiềm năng của bạn sẽ nhận được thông điệp thương hiệu của bạn. Thông điệp thương hiệu của bạn nằm trong các lược đồ màu, hình ảnh và biểu tượng. Nếu có, mà bạn sử dụng trong các biểu trưng và các tài liệu tiếp thị khác của bạn. Vì vậy, truyền màu sắc và logo của bạn trong danh thiếp của bạn một cách tinh vi.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách sử dụng không gian trắng trong nền. Bằng cách này, chi tiết liên lạc có thể nhìn thấy rõ ràng khi ý định sử dụng danh thiếp cho mục đích xây dựng thương hiệu.

Phong cách thiết kế card visit tối giản

Theo xu hướng này, người thiết kế sẽ không quá tập trung vào việc trang trí chiếc danh thiếp trở nên lung linh và hấp dẫn, thay vào đó các thông tin sẽ được sắp xếp, bố trí trên một nền tảng của sự đơn giản mà vẫn rất ấn tượng và độc đáo. Điểm mạnh lớn nhất của kiểu thiết kế này chính là giúp cho người xem sẽ tập trung hơn và các thông tin về đối tượng được thể hiện qua danh thiếp. Sự đơn giản kết hợp với sự tinh tế chắc chắn sẽ là một xu hướng thiết kế không bao giờ lỗi mốt.

Mỗi danh thiếp đều có địa chỉ email của công ty, số điện thoại, web,… để biết chi tiết liên lạc. Một nhà thiết kế card visit nên hướng đến việc cung cấp chi tiết một cách đơn giản.

Những người nhận sẽ nhận được các chi tiết liên lạc trong nháy mắt. Một thiết kế danh thiếp phong cách tối giản sẽ khiến người dùng tập trung vào các chi tiết ngay lập tức. Tuy nhiên, sự đơn giản không có nghĩa là tấm danh thiếp không có phong cách.

Lựa chọn kiểu chữ lớn hơn

Thay vì lựa chọn cỡ chữ khá đều nhau như các loại danh thiếp truyền thống mà chúng ta thường thấy, hiện nay việc sử dụng các cỡ chữ lớn cũng là một trong những xu hướng thiết kế card visit rất được lòng nhiều người. Những dòng chữ có kích thước lớn hơn hẳn chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý ngay lập tức của người xe.

Các tấm danh thiếp có một kiểu chữ đậm với một màu duy nhất trong nền, tạo cho thiết kế một cái nhìn độc đáo. Hãy chắc chắn danh thiếp của bạn và các tài liệu thiết kế có cùng màu sắc và kiểu chữ.

Phong cách thiết kế thẻ tương tác

Đây là một xu hướng vẫn đang được nhiều doanh nghiệp thử nghiệm, nhưng cũng hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng hưởng ứng vô cùng mạnh mẽ trong xã hội hiện đại.

Phong cách thiết kế card visit đối lập

Để quý khách hiểu rõ hơn về phương thức thiết kế name card đối lập. Chúng ta cùng tìm hiểu một số cách tạo ra nó nhé.

Tạo sự đối lập trực tiếp

Sử dụng 2 nền màu hoàn toàn đối lập trên cùng 1 name card. 1 tone nóng, 1 tone lạnh 2 thái cực riêng biệt. Khách hàng sẽ có cảm giác sảng khoái, khi được trải nghiệm nhiều trạng thái như thế.

Không gian chênh lệch

Như bạn thấy ở mẫu thiết kế card bên dưới. Một mặt được thiết kế hết sức đơn giản. Mặt còn lại sử dụng phương pháp đối lập không gian chênh lệch. Mất cân bằng, là điều không tốt, nhưng điều đó sẽ làm khách hàng chú ý. Đây là cả một nghệ thuật không gian đó nha.

Đối lập điểm nhìn

Để tạo điểm nhấn, sự đối lập điểm nhìn vô cùng hữu dụng. Hãy nhìn vào name card bên dưới, 2 mặt được thiết kế theo 2 chiều khác nhau. Một dọc, một ngang, điều này sẽ tạo làm khách hàng thích thú. Giống như họ được khám phá một chiều hướng mới khi xem name card.

Thiết kế card visit phong thủy cho doanh nhân

Card visit cho người mệnh kim

Mệnh Kim là biểu tượng mùa thu và sức mạnh. Người mệnh kim là người lãnh đạo giỏi, người kinh doanh có tiềm năng. Màu sắc thiết kế card visit hành kim: trắng, bạc, vàng (trang sức), màu của kim loại. Có thể phối hợp thêm màu: xanh dương, xanh da trời, đen, nâu (vì thổ sinh kim, kim sinh thủy nên màu thổ và thủy cũng phù hợp cho thiết kế card).

Một số gợi ý màu sắc theo ngành nghề.

+ Kinh doanh trang sức: trắng, bạc, vàng (trang sức), màu của kim loại

+ Thời trang: Đen, xanh dương, xanh da trời.

+ Lĩnh vực hóa dầu, sơn nhớt: nâu, vàng, kem.

Card visit cho người mệnh mộc

Mộc biểu tượng cho rừng, của sự sinh tồn và phát triển. Người thuộc hành mộc thường có những ưu điểm: sáng tạo, nghệ thuật, che chở, bao dung, năng lực sinh tồn mạnh mẽ.

Màu sắc card visit người hành mộc: xanh da trời, xanh biển, đen, xanh lá cây, xanh lục, màu nâu (màu gỗ).

Ngành nghề & màu sắc của người mệnh mộc

+ Thiết kế sáng tạo, thời trang, nghề thầy thuốc, bác sĩ: xanh da trời, xanh biển, đen, xanh lá cây, xanh lục, màu nâu (màu gỗ).

+ Lĩnh vực tài chính hay vàng bạc đá quý (lĩnh vực khắc hành mộc): màu đen, xanh dương, xanh da trời (Kim sinh thủy, thủy dưỡng mộc -> màu sắc của thủy phù hợp làm card visit cho người mạng mộc, trong trường hợp ngành nghề khắc với hành mộc).

+ Bất động sản: trắng, bạc, vàng. Tại sao lại sử dụng màu hành kim cho người mạng mộc. Đây là trường hợp đặc biệt, áp dụng riêng cho ngành kinh doanh bất động sản. Lý do: Hành kim tượng trưng cho kim loại, những vật dụng như cày, cuốc, xẻng kim loại… Có thể dùng những vật dụng này để xới đất lên cho cây tương tốt.

Màu sắc card visit phong thủy cho mệnh mộc

Card visit cho người mệnh thổ

Trong ngũ hành, hành thổ khá đặc biệt. Người hành thổ kiên định, bãn lĩnh, quả cảm, nghị lực, chắc chắn, cầu toàn và bền vững.

Màu sắc khi thiết kế danh thiếp hành thổ bao gồm: đỏ, cam, tím (hỏa sinh thổ), nâu, vàng nhạt, vàng (hành thổ), màu kim loại, trắng, bạc (thổ sinh kim). Không nên dùng màu xanh của mộc vì màu của mộc sẽ hút hết chất của thổ.

Gợi ý màu sắc thiết kế card visit phong thủy theo ngành nghề.

+ Lĩnh vực, lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cầu đường: màu nâu, vàng, vàng nhạt; màu đặc trưng của hành thổ

+ Kinh doanh cafe. thiết kế card visit hành thổ trong trường hợp này tương đối khó – Cafe là loại hạt, thuộc mộc, nhưng nếu bạn mở quán cafe thì lại thuộc thủy. Mộc – Thổ – Thủy là ba hành khắc nhau. Mộc sẽ hút hết cái thổ, thổ chặn thủy. Lúc này chỉ có thể chọn màu trung hòa cả 3 thuộc tính. Cụ thể là màu đỏ bordeaux (đỏ đô) hoặc những màu có tính chất tương tự.

In card visit kraft rất hợp với người mệnh thổ

Card visit cho người mệnh thủy

Thủy là đại dương bao la vô tận, thâm sâu và khó hiểu. Người mệnh thủy làm chủ về tư tưởng, trí thông minh, yêu tri thức và theo đuổi công việc vận dụng trí óc.

Kim sinh thủy, thủy dưỡng mộc nên màu sắc cho card visit người mệnh thủy vô cùng đa dạng. Màu thủy, kim và mộc đều có thể sử dụng.

+ Đen thuộc mệnh thủy.

+ Vàng, trắng, bạc thuộc mệnh kim.

+ Xanh lá cây, xanh lục, xanh rêu thuộc mệnh mộc.

Với Ngành nghề của người mệnh thủy nên chọn màu nào cho thiết kế card visit?

+ Nghệ thuật: màu đen độc đáo, cá tính, huyền bí.

+ Kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng – cafe: màu xanh thuộc mộc. Vì thủy sinh mộc mà mộc lại sinh hỏa, hỏa được sử dụng để chế biến thức ăn và thức uống.

+ Lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực tư vấn tài chính, lĩnh vực an ninh: chọn màu xanh dương là tốt nhất. Đặc biệt không nên sử dụng màu đen vì không mang lại cảm giác an toàn.

Card visit bồi 3D, với màu sắc cho người mệnh thủy

Card visit cho người mệnh hỏa

Nếu bạn là người mệnh hỏa, tốt nhất bạn nên chọn màu thuộc hành mộc để được tương sinh. Hoặc màu thuộc hành hỏa để được đồng hành mệnh. Nếu không, bạn có thể chọn màu thuộc thổ để được sinh xuất.

Màu sắc cho làm card visit cho người mệnh hỏa:

+ Hành hỏa gồm màu: Đỏ, tím, hồng, cam. Cam là màu hỏa đới thổ (lai giữa hỏa và thổ).

+ Hành thổ: nâu, vàng, vàng kem.

+ Màu thuộc hành mộc: Xanh lá cây, xanh lục, xanh lá mạ…

Màu sắc card visit phong thủy cho mệnh hỏa

+ Lĩnh vực xây dựng: nên chọn màu hành thổ và không nên chọn màu hành hỏa. Vì màu đỏ có tính hiếu chiến, phá vỡ, hao tán…mang tính động nhiều hơn tĩnh. Mà ngành xây dựng lại cần sự bền vững, rắn chắc.

+ Kinh doanh bên lĩnh vực môi trường: Xanh lá cây, xanh lục, xanh lá mạ (hành mộc). Môi trường có liên quan đến thủy, mà thủy khắc hỏa nên loại hỏa. Môi trường cũng khá liên quan đến mộc, mà thổ khắc mộc. Do đó, chúng ta chỉ có thể chọn màu thuộc mộc mà thôi.

+ Làm ngành điện, làm MI: sử dụng hai màu vừa kim vừa hỏa.

In card visit cho người mệnh hỏa

Card visit
Mẫu card visit đẹp nhất, ấn tượng, sang trọng và độc đáo rất quan trọng trong giao tiếp đối với bất cứ cá nhân hay tất cả các nghành nghề kinh doanh nào dù chức vụ là giám đốc, nhân viên kinh doanh, tổ chức công ty doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chính phủ vì một tấm card visit đẹp sẽ thể hiện được.
Nếu các bạn có nhu cầu sở hữu những tấm name card được thiết kế và in ấn độc đáo thì hãy liên hệ ngay với Viacom chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn và báo giá một cách chi tiết nhất.

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG VIACOM
Địa chỉ: Tầng 6 A11D6, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84-4) 6682.6852 * Hotline: 0988602266  (hỗ trợ 24/7)
Email: hello@viacom.com.vn * website: www.inanpham.com

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Công ty in Offset công nghệ cao - INANPHAM.com. Thiết kế Website bởi Viacom.