In card visit chức danh tiếng Anh

Khi làm card visit rất nhiều bạn lúng túng không biết nên đặt tên chức danh bằng tên tiếng Anh như thế nào cho đúng. Rất có thể một sai sót nhỏ trong cách đặt chức danh tiếng Anh trên card visit thôi bạn sẽ nhận lại những hậu quả đáng tiếc khi giao dịch hay làm ăn với các đối tác nước ngoài; thậm chí gây ấn tượng không tốt khi ai đó phát hiện lỗi sai trong card visit. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách đặt tên chức danh tiếng Anh trên card visit hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn

1-1-1-1024x768

TẠI SAO NÊN CÓ TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH TRÊN CARD VISIT

Khi nền kinh tế mở cửa, Việt Nam chính thức hội nhập với nền kinh tế của thế giới việc trao đổi mua bán làm ăn với các đối tác nước ngoài nhiều hơn. Vì vậy chúng ta cần một ngôn ngữ chung thống nhất với nhau để có thể giao tiếp và làm việc một cách thuận lợi nhất. Tiếng Anh từ lâu đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trong cộng đồng các nước trên thế giới và được sử dụng làm ngôn ngữ chung trong các buổi đàm phán đa quốc gia, các buổi họp hay thương vụ làm ăn lớn của các quốc gia.

Việc có tên chức danh tiếng Anh trên name card sẽ giúp các đối tác có thể nhìn ngay ra bạn có tầm quan trọng như thế nào; mà không cần phải học hay biết ngôn ngữ của quốc gia bạn. Hiện nay rất nhiều các cá nhân tổ chức không chỉ in tên chức vụ bằng tiếng Anh mà họ còn dành riêng một mặt trên card visit để thể hiện các thông tin của mình bằng tiếng Anh. Hay nói cách khác là card visit song ngữ một mặt được in thông tin bằng ngôn ngữ của họ còn mặt kia sẽ được in thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

 

KINH NGHIỆM ĐẶT CHỨC VỤ/ CHỨC DANH TIẾNG ANH TRÊN CARD VISIT

Khi in card visit rất nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần dịch chức danh của mình một cách đơn thuần sang tiếng Anh là được. Tuy nhiên điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến bạn gặp rắc rối bởi trong tiếng Anh một từ có thể được dịch sang nhiều nghĩa tiếng Việt; hoặc ngược lại một từ tiếng Việt có thể có nhiều nghĩa tiếng Anh.

Vậy quy ước dịch tên chức danh tiếng Anh như thế nào cho chuẩn. Hãy tham khảo bảng sau đây để nắm rõ hơn:

BẢNG DỊCH TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH TRONG CÔNG TY

Tên chức danh (Tiếng Anh) Tên chức danh (Tiếng Việt)
Director Giám đốc
Deputy/Vice Director Phó Giám đốc
Chief Executive Officer (CEO) Giám đốc điều hành
Chief Information Officer (CIO) Giám đốc thông tin
Chief Financial Officer (CFO) Giám đốc tài chính
Chief Operating Officer (COO) Trưởng phòng hoạt động
Board of Directors Hội đồng quản trị
Share holder Cổ đông
Executive Thành viên ban quản trị
Founder Người sáng lập
President (Chairman) Chủ tịch
Vice president (VP) Phó chủ tịch
Manager Quản lý
Department manager Trưởng phòng
Section manager Trưởng bộ phận
Personnel manager Trưởng phòng nhân sự
Finance manager Trưởng phòng tài chính
Accounting manager Trưởng phòng kế toán
Production manager Trưởng phòng sản xuất
Marketing manager Trưởng phòng marketing
Supervisor Người giám sát
Team Leader Trưởng Nhóm
Assistant Trợ lí giám đốc
SecretaryClerk /admin_clerk Thư ký riêngThư ký chung
Receptionist Nhân viên lễ tân
Employee Nhân viên (nói chung)
Officer Cán bộ, viên chức
Expert Chuyên viên
Collaborator Cộng tác viên
Trainee Thực tập sinh

LƯU Ý MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHI ĐẶT CHỨC DANH TIẾNG ANH KHI IN CARD VISIT

Có một số lưu ý khi đặt tên chức danh khi in card visit để giúp bạn làm việc chuyên nghiệp hơn Đồng thời thể hiện đúng vị trí của bạn, tránh gây ra sự nhầm lẫn không đáng có và tên chức danh sẽ trang trọng hơn lên rất nhiều.

SỬ DỤNG MR VÀ MS/MSS/MRS TRƯỚC TÊN RIÊNG

Khi in tên chức danh bạn buộc phải in tên riêng của mình phía trước đó tuy nhiên cần lưu ý in các từ mang tính thể hiện tính trang trọng phía trước tên riêng.

  • Mr: Chỉ những người có giới tính nam và có nghĩa là “quý ông”
  • Ms: Chỉ những người có giới tính nữ không phân biệt họ đã kết hôn hay chưa
  • Mss: Dùng cho những người có giới tính là nữ nhưng chưa kết hôn
  • Mrs: Dùng cho những người có giới tính nữ nhưng đã kết hôn

Thông thường người ta sẽ chỉ dùng Mr và Ms để in card visit của mình bởi chúng sẽ còn nguyên giá trị dù bạn đã kết hôn hay chưa, đồng thời không tiết lộ tình trạng cá nhân cũng là một lợi thế trong giao tiếp và kinh doanh.

y-21-1

SỬ DỤNG TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH CHO VỊ TRÍ NHÂN VIÊN

Tên chức danh cho vị trí nhân viên cũng cần phải khéo léo để đối tác biết bạn đang làm gì có ảnh hưởng hoặc lợi ích gì đến họ hay không. Không nên ghi đơn thuần chung chung là nhân viên A hoặc B nào đó mà hãy thêm bộ phận mình đang làm việc hoặc tính chất công việc mà bạn đang làm một cách rõ hơn.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, nhân viên phòng marketing thì ghi là: Nguyen Van A/Marketing Officer hoặc Nguyen Van A /Officer Marketing Departmemt.

SỬ DỤNG TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH CHO VỊ TRÍ THƯ KÝ

Trong tiếng Anh về mặt ngôn ngữ chức danh họ sẽ phân biệt thư ký chung và thư ký riêng. Đối với thư ký chung cho văn phòng, cho cả một bộ phận nào đó sẽ được để tên chức danh là “clerk” hoặc “admin_clerk”. Còn đối với thư ký riêng cho giám đốc/tổng giám đốc sẽ được để tên chức danh là secretary  Director/ secretary Managing Director.

SỬ DỤNG TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH CHO VỊ TRÍ TRƯỞNG PHÒNG

Đối với vị trí trưởng phòng có rất nhiều cách gọi khác nhau, tùy vào đặc điểm của phòng người đó quản lý. Trưởng phòng sẽ được chia ra 2 trường hợp.

  • Nếu tên phòng được gọi là “Service”, “Office”, “Bureau” tên chức danh của trưởng phòng nên để là “Service/Office/Bureau chief”.
  • Nếu tên phòng được gọi là “Department” thì trưởng phòng nên đề là “Departmen Manager”.

Thông thường ở Việt Nam ta sẽ bắt gặp trường hợp in name card với tên trưởng phòng là “Department Manager” nhiều hơn và chúng cũng được dùng phổ biến hơn ở các nước khác.

SỬ DỤNG TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH GIÁM ĐỐC VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC

Với chức vụ giám đốc nói chung và không có phân biệt người ta sẽ để tên chức danh là “Director” tuy nhiên đối với một số doanh nghiệp lớn có hội đồng quản trị đồng thời giám đốc đi thuê thì sẽ có sự phân biệt trong tên chức danh. Các bạn cần lưu ý khi in card visit đồng thời hết sức cẩn trọng xem sét và phân biệt quyền hạn và trách nhiệm của người ký hợp đồng.

  • Với giám đốc được thuê ngoài sử dụng “Manager”; do đó tổng giám đốc là “Director General” nếu từ hội đồng quản trị và “Manager General” nếu được thuê ngoài.

Với chức vụ phó giám đốc cũng cần chú ý dùng từ “Vice Managing Director” nếu có quyền hạn tương đương khi tổng giám đốc vắng mặt, dùng “Deputy Managing Director” nếu quyền hạn bị hạn chế và giới hạn số tiền tối đa hoặc một số điều kiện khác được ký.

NHỮNG LƯU Ý KHI IN CARD VISIT CÓ ĐẶT TÊN CHỨC DANH TIẾNG ANH

Có rất nhiều các lưu ý khi in card visit có đặt tên chức danh tiếng Anh mà bạn nên biết để có một chiếc card visit hoàn hảo và chuyên nghiệp nhất.

  • Không nên in song ngữ trên cùng một mặt của card visit mà hãy in chúng tên hai mặt khác nhau.
  • Card visit nên in hai mặt với 2 ngôn ngữ Việt Anh để dễ dàng sử dụng bất cứ khi nào ngay cả khi bạn gặp gỡ các đối tác nước ngoài mà không cần phải in lại.
  • Tên của bạn nên được giữ nguyên thứ tự theo tiếng Việt chứ không nên đảo theo cách nói của tiếng Anh.
  • Card visit để làm việc không nên ghi địa chỉ nhà riêng hoặc số điện thoại nhà riêng.

unnamed (2)

Hy vọng rằng những chia sẻ về kinh nghiệm đặt chức danh tiếng Anh trên card visit (name card, danh thiếp) của Viacom ngày hôm nay sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG VIACOM
Địa chỉ: Tầng 6 A11D6, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84-4) 6682.6852 * Hotline: 0988602266  (hỗ trợ 24/7)
Email: hello@viacom.com.vn * website: www.inanpham.com

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2020 Công ty in Offset công nghệ cao - INANPHAM.com. Thiết kế Website bởi Viacom.